Mất Ngủ Sau Sinh Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Thế Nào Cho Sức Khỏe Mẹ Bỉm?

mat-ngu-sau-sinh-anh-huong-nghiem-trong-den-the-nao-cho-suc-khoe-me-bim

Sau sinh, có rất nhiều sản phụ rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cũng như đời sống thường ngày. TÌnh trạng này nếu còn tiếp tục kéo dài sẽ dễ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, nhất là chứng trầm cảm do mất ngủ sau sinh gây ra. Vậy có cách nào cải thiện vấn đề này không? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Biểu hiện chứng mất ngủ sau sinh

  • Lo lắng, bồn chồn, bất an
  • Mệt mỏi: Do không ngủ đủ, ngủ sâu nên người bệnh cảm thấy mệt mỏi cả ngày và gặp khó khăn khi tập trung suy nghĩ hoặc làm việc.
  • Khó chịu: Mẹ bỉm luôn trong trạng thái cáu kỉnh, dẫn đến đau đầu vào ban ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng
  • Thay đổi tâm trạng: Có thể do yếu tố nội tiết gây ra vấn đề mất ngủ, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của mẹ.
  • Buồn bã: Các bà mẹ mới sinh thường cảm thấy buồn hoặc hay khóc trong thời kỳ hậu sản.

2. Nguyên nhân

  • Trẻ thức giấc vào ban đêm

Trẻ mới sinh thường chưa phát triển nhịp sinh học ( chu kỳ ngủ – thức tự nhiên ) nên thường chúng sẽ thức giấc suốt đêm. Bản thân người mẹ cũng phải thức đêm cùng con, chăm con, dỗ dành con khóc. Vì vậy mà nhiều bà mẹ phải thay đổi thói quen, thể chất sau sinh khiến cho giấc ngủ trở nên khó khăn và mất ngủ.

  • Thay đổi nội tiết tố

Mẹ bỉm thường phải trải qua những thay đổi mạnh mẽ về nội tiết tố sau khi chuyển dạ và sinh nở. Sau khi trẻ ra đời, mức progesterone ( gây buồn ngủ) của mẹ giảm xuống. Sự suy giảm hormone này khiến sản phụ khó ngủ hơn, lâu dần trở thành triệu chứng mất ngủ sau sinh.

mat-ngu-sau-sinh-anh-huong-nghiem-trong-den-the-nao-cho-suc-khoe-me-bim

Bản thân người mẹ cũng phải thức đêm cùng con, chăm con, dỗ dành con khóc.

  • Thay đổi thể chất sau sinh

Mẹ bỉm sau sinh, đặc biệt những ngày đầu, mẹ thường khó chịu do cơ thể đau đáy chậu ( khu vực giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) do vết rạch tầng sinh môn, vết khâu bị rách, vết mổ sau sinh, vú căng sữa…đều có thể khiến mẹ mất ngủ

  • Lo lắng, rối loạn tâm trạng
  • Thiếu sắt
  • Nhịp sinh học thay đổi
  • Thay đổi cảm xúc

3. Biện pháp cải thiện tình trạng mất ngủ sau sinh

3.1. Hãy đi ngủ khi em bé ngủ

Lời khuyên cũ nhưng mà hiệu quả mọi lúc. Mẹ bỉm cần thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, đặc biệt là giấc ngủ. Họ là những người cần ngủ, ngủ nhiều và ngủ đủ. Khi em bé ngủ vào ban ngày, các bà mẹ hãy tranh thủ tận dụng thời gian đó để bản thân được nghỉ ngơi.

Em bé sẽ có thời gian thức ngủ mỗi ngày khác nhau. Vậy nên, mẹ càng cần cố gắng duy trì sức khỏe, thay đổi thời gian linh hoạt để chăm sóc con.

mat-ngu-sau-sinh-anh-huong-nghiem-trong-den-the-nao-cho-suc-khoe-me-bim

Mẹ càng cần cố gắng duy trì sức khỏe, thay đổi thời gian linh hoạt để chăm sóc con.

3.2. Chuẩn bị điều kiện để có giấc ngủ tốt

Mẹ cần chuẩn bị phòng ngủ với ánh sáng dịu nhẹ, chăn đệm êm ái, căn phòng yên tĩnh, mát mẻ vào ban đêm để dễ ngủ. Phòng ngủ càng tối thì cơ thể càng dễ thư giãn và đi vào giấc ngủ.

Hãy hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính hoặc ti vi ra khỏi phòng của mình để ngủ ngon.

3.3. Chia sẻ công việc với người thân

Chăm sóc trẻ không dễ dàng như bạn nghĩ. Nó mất nhiều thời gian và sức khỏe. Vì vậy, người mẹ nên đề nghị chồng hoặc người thân chia sẻ công việc, giúp đỡ bạn trong việc chăm sóc gia đình.

3.4. Tập luyện nhẹ nhàng

Hoạt động thể chất hàng ngày là một cách cải thiện giấc ngủ. Trong ngày, mẹ có thể vận động, đi bộ vào buổi sáng sẽ giúp mẹ tỉnh táo hơn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Tránh tập thể dục trước khi đi ngủ vì có thể gây cản trở khả năng đi vào giấc ngủ.

mat-ngu-sau-sinh-anh-huong-nghiem-trong-den-the-nao-cho-suc-khoe-me-bim

Khi em bé ngủ, mẹ hãy ngủ theo

3.5. Tránh thiết bị điện thoại và các chất kích thích

Các chất kích thích cùng thiết bị điện thoại gây cản trở giấc ngủ và khiến chứng mất ngủ sau sinh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, phụ nữ sau sinh cần tránh sử dụng chất kích thích hoặc thiết bị điện tử trước 2h đi ngủ.

3.6. Sử dụng 2 viên Tâm An Khang mỗi ngày

Quá trình cải thiện giấc ngủ cho mẹ bỉm thực sự cần rất nhiều thời gian, có khi là cả cuộc đời. Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì các chế độ kiêng cử cũng có thể giúp người bệnh cải thiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh lối sống, mẹ bỉm hãy dùng thêm các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ giấc ngủ.

Tâm An Khang là sự kết hợp Đông Tây y được các chuyên gia khuyến khích áp dụng trong quá trình chăm sóc người mất ngủ. Sản phẩm viên uống được chiết xuất 100% từ những thảo dược lành tính như khổ qua rừng, lạc tiên, đông trùng hạ thảo… được chứng minh từ ngàn đời nay trong các bài thuốc giúp hỗ trợ mất ngủ.

Mỗi ngày 2 viên, dùng vài liệu trình, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt đối với sức khỏe của chính bản thân mình.

Lời kết

Vậy trên đây là các cách cải thiện các triệu chứng mất ngủ sau sinh của mẹ bỉm sữa. Người phụ nữ thường nhạy cảm và có sự thay đổi vô cùng rõ rệt sau sinh. Vậy nên, các anh chồng và người thân cần dành nhiều thời gian chăm sóc, yêu thương và thấu hiểu hơn cho sự hi sinh của mẹ.

 

 

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon