Ngủ ngon giúp bạn tăng cường trí nhớ và duy trì sắc đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về giấc ngủ. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm về giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
1. Người già cần ngủ ít hơn người trẻ
Người càng già, họ càng ngủ ít đi. Tuy nhiên, không phải do họ ngủ ít mà thực tế chất lượng giấc ngủ của họ đang giảm. Họ thường xuyên tỉnh giấc, giảm thời gian ngủ không cử động mắt nhanh và tăng giấc ngủ ngắn.
Thực ra, thời gian ngủ trung bình của người già cũng giống như người trẻ tuổi. Họ cũng cần từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Vậy nên, không phải người già cần ngủ ít hơn người trẻ mà chỉ là chất lượng ngủ họ giảm đi nhiều.
2. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
Thực tế, cơ địa mỗi người sẽ có thời gian ngủ đủ khác nhau. Một số người cần ngủ đủ 8-9 tiếng mỗi ngày. Trong khi đó, có những người họ chỉ cần ngủ từ 6-7 tiếng là đủ.
Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng vào ngày hôm sau. Muốn biết bạn đã ngủ đủ giấc hay chưa thì chỉ cần làm một bài test nhỏ như sau. Mỗi sáng, bạn hãy dành 1 ít thời gian, cảm nhận cơ thể mình. Nếu sáng dậy bạn cảm thấy khỏe mạnh, sảng khoái, tỉnh táo không mệt mỏi và đặc biệt không ngáp vặt. Thì xin chúc mừng, bạn đã ngủ đủ giấc. Còn nếu bạn không cảm nhận như vậy, thì chứng tỏ bạn ngủ chưa đủ giấc.
Cơ địa mỗi người sẽ có thời gian ngủ đủ khác nhau
3. Ngủ trưa khiến bạn mất ngủ về đêm
Có lẽ bạn không biết, một giấc ngủ ngắn trong ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn đấy nhé! Bạn nên ngủ từ 10-30 phút mỗi buổi trưa. Bạn cũng không nên ngủ buổi trưa quá nhiều, ngủ nhiều khiến đầu óc bạn dễ mệt mỏi, đau đầu và rất dễ mất ngủ về đêm.
Việc dành thời gian dài nằm trên giường thường làm chậm lưu thông máu tới các cơ quan. Việc ngủ nhiều còn ảnh hưởng tới lượng đường huyết, làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Cách quản lý thời gian tốt nhất chính là bạn đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày sẽ khiến bạn ngủ tốt hơn và hợp lý hơn.
Đọc thêm:
4. Đi ngủ thật sớm nếu mất ngủ
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm đấy nhé!
Thực tế, nếu bạn đi ngủ sớm, nhưng nếu không ngủ được sẽ càng làm bạn căng thẳng hơn. Nếu thời gian thức càng lâu và hoạt động nhiều thì cơn thèm ngủ đến nhanh hơn, bạn sẽ dễ ngủ hơn, ngủ sâu hơn.
Cách tốt nhất chính là bạn nên đặt ra một giờ đi ngủ và thức dậy hợp lý. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn có thể thích nghi, cứ đến giờ là đôi mắt bạn tự động buồn ngủ.
Cách tốt nhất chính là bạn nên đặt ra một giờ đi ngủ và thức dậy hợp lý.
5. Tập thể dục cường độ cao giúp giấc ngủ ngon
Điều này sai đấy nhé!
Khi bạn tập luyện ở cường độ cao sát với giờ ngủ, cơ thể bạn lúc này vẫn còn trạng thái hưng phấn và tỉnh táo. Điều này rất khó để bạn đi vào giấc ngủ.
Tốt nhất bạn nên tập thể dục vào buổi sáng và dạo bộ hoặc thể dục nhẹ nhàng vào buổi tối.
6. Ngủ bù
Khi bạn bị mất ngủ thì không thể bù lại được vì lúc đó khí huyết trong cơ thể đã bị hao tổn. Bạn không nên thức quá khuya và ngủ bù vào hôm sau. Bạn nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
Ngoài ra, khoảng thời gian từ 7-9 giờ sáng là thời điểm hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Bạn nên thức dậy trước khoảng thời gian này, ăn sáng, uống nước. Hãy tránh việc ngủ nướng quá nhiều hay vì thức quá khuya nên ngủ bù vào sáng hôm sau.
Lời kết
Trên đây là một số quan niệm sai lầm về giấc ngủ mà nhiều người đang lầm tưởng. Hãy sử dụng 2 viên Tâm An Khang mỗi ngày để giúp điều hòa giấc ngủ, thoải mái tâm lý để dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn.