Triệu chứng của mất ngủ được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh liên quan đến hệ thần kinh như stress, giảm trí nhớ, trầm cảm…
Và có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng đều đem lại cảm giác lo âu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc phải. Vì vậy chúng ta nên tìm cách để cải thiện giấc ngủ để tránh chứng mất ngủ trở nên nghiêm trọng.
“Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy 27% bệnh nhân được khảo sát có tình trạng “khó ngủ”. Căn bệnh này ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới vì phụ nữ rất nhạy cảm với những thay đổi và dễ bị lo âu và trầm cảm. Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi già sẽ dễ bị chứng mất ngủ hơn”.
Vậy đâu là yếu tố gây nên bệnh mất ngủ và cách cải thiện nào phù hợp?. Hãy tham khảo một số thông tin dưới đây nhé!
1. Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh mất ngủ
Giới tính:
Phụ nữ dễ bị mất ngủ hơn đàn ông. Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh có thể đóng một vai trò nhất định trong vấn đề này;
Tuổi:
Đặc biệt là khi bạn già hơn 60 tuổi vì những thay đổi trong mô hình giấc ngủ và sức khỏe, mất ngủ sẽ tăng theo độ tuổi;
Các vấn đề tâm lý:
Nếu bạn có một rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực và rối loạn stress sau chấn thương;
Công việc:
Có thể do bạn phải làm ca đêm hoặc thường xuyên tăng ca, từ đó dẫn đến mất ngủ;
Đi du lịch:
Bạn có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nếu bạn đi du lịch đường dài. Đi du lịch qua nhiều múi giờ có thể gây mất ngủ.
2. Triệu chứng của mất ngủ thường gặp
Các triệu chứng về rối loạn giấc ngủ có nhiều biểu hiện khác nhau mà bạn có thể gặp phải:
- Khó đi vào giấc ngủ
- Giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc
- Thức giấc nhiều lần lúc vào ban đêm và khó ngủ lại
- Thức dậy quá sớm
- Không cảm thấy được nghỉ ngơi khi thức dậy
- Mệt mỏi mỗi khi thức dậy
- Khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu
- Gặp các vấn đề về chú ý, tập trung vào các nhiệm vụ hoặc ghi nhớ
- Nhức đầu, căng thẳng
3. Tác hại của việc mất ngủ
Luôn cảm thấy đêm thật dài, lo lắng về việc mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến công việc ngày hôm sau. Mỗi ngày đều cảm thấy dài đằng đẵng bởi cơ thê mệt mỏi, lo âu, tâm trạng thất thường, dễ nổi cáu và trí nhớ suy giảm.
Mất ngủ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày như việc làm, học tập, vận hành máy móc, lái xe, tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi. Những người thiếu ngủ thường trở nên chậm chạp, sức khỏe suy kiệt, làn da thiếu sức sốc, dễ tăng cân, nổi mụn. Và nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường.
4. Giải pháp cải thiện giấc ngủ
Điều hòa giấc ngủ về đúng nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể là mục tiêu trong cải thiện mất ngủ, khó ngủ. Về cơ bản, các loại thuốc ngủ không giải quyết triệt để được tình trạng mất ngủ kéo dài, nó chỉ có tác dụng tức thời, theo kiểu “cưỡng ép” giấc ngủ. Để giấc ngủ đến được một cách tự nhiên, điều quan trọng là thay đổi lối sống và tăng lượng Melatonin (hormon điều hòa nhịp thức – ngủ trong cơ thể).
Bạn nên có các lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục dưới đây để đối phó với bệnh mất ngủ:
- Tập thể dục và năng động hơn;
- Kiểm tra lại thuốc của bạn: nếu bạn dùng thuốc thường xuyên, hãy để bác sĩ kiểm tra xem có loại nào góp phần gây ra chứng mất ngủ của bạn hay không;
- Tránh hoặc hạn chế những giấc ngủ trưa: một giấc ngủ trưa không quá 30 phút là hoàn hảo và đừng ngủ trưa sau 3 giờ chiều;
- Tránh hoặc hạn chế caffeine, cồn và không sử dụng nicotine;
- Tránh ăn uống quá nhiều trước khi đi ngủ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt là một trong những giải pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại khó duy trì thường xuyên. Nếu bạn muốn ngủ sâu giấc và ngon hơn, bạn nên kiên nhẫn mỗi ngày để thay đổi bản thân tốt hơn. Hoặc bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian giúp ngủ ngon, để tăng cường giấc ngủ!