Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ thường gặp, đặc biệt tăng cao ở những bệnh nhân đã khỏi Covid-19. Tuy nhiên, stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do Covid gây ra đã ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, thường túc trực khiến người ta khó đi vào giấc ngủ. Thống kê cho thấy đã có hơn 40% người bị rối loạn giấc ngủ hậu Covid, và con số này vẫn tiếp tục tăng lên đáng kể. Câu hỏi được đặt ra chính là rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm không và phương pháp điều trị của nó.
1. Những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ là một trong các loại rối loạn rất phổ biến và thường gặp ở các bệnh nhân sau khi mắc Covid-19. Người bị mất ngủ có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng:
- Khó đi vào giấc ngủ.
- Thường xuyên thức giấc giữa đêm.
- Ngủ chưa đủ giấc, thức dậy sớm và không lại được.
Đối với người trưởng thành, giấc ngủ thường rơi vào 6-8 tiếng và 4-6 tiếng ở người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, đối với người bị rối loạn giấc ngủ, thì con số này sẽ giảm tùy cơ địa mỗi người.
Rối loạn giấc ngủ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng
2. Rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Người bị mất ngủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động vào ban ngày. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, khó tập trung… Đặc biệt ở những người mới khỏi sau Covid thì tình trạng này càng nghiêm trọng hơn, dẫn đến sức khỏe sa sút, tinh thần không minh mẫn, người gầy rộc đi thấy rõ.
Những biểu hiện này nếu xảy ra thường xuyên, người bệnh dễ gặp phải các tai nạn trong cuộc sống như té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm hiệu suất rõ rệt trong công việc.
Trong trường hợp tình trạng càng kéo dài, có diễn biến nghiêm trọng hơn thì bệnh gây ra các biến chứng đến não bộ, tim mạch và toàn thân như:
- Nhịp tim rối loạn, suy tim, bệnh mạch vành và tăng huyết áp.
- Các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm và tệ hơn là có suy nghĩ tự sát.
- Hệ miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể khó đề kháng và dễ nhiễm bệnh hơn.
- Rối loạn hệ chuyển hóa, tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường.
- Phụ nữ có thai có nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc là sinh non.
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
3. Nguyên nhân bị rối loạn giấc ngủ
- Mắc Covid-19: Tác nhân gây căng thẳng cho tâm lý của bệnh nhân. Ngay cả sau khi đã phục hồi thì bệnh nhân vẫn dễ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần.
- Tuổi tác và tình trạng sức khỏe: Yếu tố ảnh hưởng đến chứng mất ngủ. Sau dịch Covid, những người lớn tuổi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Những người này tự đánh giá thấp bản thân, đối mặt với nhiều áp lực như tái nhiễm, thu nhập giảm sút. Việc căng thẳng kéo dài, dẫn đến dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ, trầm cảm đi kèm các triệu chứng khác.
- Tin tức tiêu cực: Như sự lây lan, tỷ lệ tử vong … đều có thể làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ, suy giảm thể chất và tinh thần ở bệnh nhân.
- Thói quen ngủ: Tình hình giãn cách xã hội đã gây nên sự xung đột về đồng hồ sinh học của chúng ta. Họ có sự thay đổi giờ ngủ, thức khuya hơn, lướt điện thoại nhiều, ngủ trưa nhiều … đều gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ gây rối loạn giấc ngủ
4. Điều trị rối loạn giấc ngủ thế nào?
4.1. Liệu pháp nhận thức – hành vi
Đây là một liệu pháp tâm lý, giúp thay đổi nhận thức, thói quen, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Với mục tiêu có được đảm bảo giấc ngủ khỏe mạnh, nhiều chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên vệ sinh giấc ngủ bao gồm:
- Giữ phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối, đủ nhiệt
- Giường ngủ êm ái, nêm và gối thoải mái
- Có thể nghe nhạc nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ
- Tránh uống trà, cafe, rượu bia hay hút thuốc trong vòng 6-8 giờ trước khi đi ngủ
- Bạn cũng nên uống ít nước lại khi đi ngủ để không bị đánh thức vì tiểu đêm.
Thay đổi cuộc sống để có giấc ngủ tốt hơn
- Tránh xem điện thoại, tivi, laptop… những thiết bị phát ra ánh sáng xanh trong vòng 1h trước khi ngủ.
- Bạn hãy xây dựng lại đồng hồ sinh học của mình bằng cách thức giấc vào cùng một thời điểm buổi sáng, dù là cuối tuần.
- Giấc ngủ trưa nên dừng lại 20-30p là đủ, không nên ngủ bù cho dù đêm trước mất ngủ vì đến đêm bạn sẽ lại bị mất ngủ.
Bạn có thể không ngủ ngay, nhưng nếu duy trì những cách trên, chắc chắn vài ngày sau bạn sẽ có giấc ngủ khỏe mạnh lâu dài. Đặc biệt với những bệnh nhân hậu Covid thì việc hình thành các thói quen này càng quan trọng hơn, giúp người bệnh ổn định tâm lý, bớt căng thẳng và lo lắng.
4.2. Liệu pháp tự xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt giúp làm giảm nồng độ cortisol (hormone gây căng thẳng) và tăng serotonin, dopamine (hormone hạnh phúc) và chất dẫn truyền thần kinh giúp ổn định tâm trạng, kiểm soát cơn đau.
- Xoa đầu, mặt, cổ, gáy: Ngồi theo tư thế hoa sen, thả lỏng. Hai bàn tay úp vào nhau và cọ xát chúng lại cho nóng trước khi xoa. Đầu ngửa về sau, hai tay đặt dưới cằm áp vào mặt, xoa mặt từ dưới lên cho đến đỉnh đầu và cúi đầu từ từ về phía trước. Sau đó lại xoa tay từ đỉnh xuống vùng chẩm, rồi xoa hai bên cổ, áp vào cằm đầu ngửa hẳn về phía sau. Thực hiện như vậy từ 10-20 lần.
- Xoa bàn chân: Người bệnh nên ngồi thòng chân hoặc ngồi thẳng chân, thả lỏng. Xoa hai chân mỗi ngày, mỗi lần từ 50-60 cái giúp cho bàn chân ấm, dễ ngủ hơn. Nên xoa hai lòng bàn chân, mu bàn chân hoặc phía trong bàn chân với nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm chân bằng nước ấm hoặc các thảo mộc như gừng, … trước khi đi ngủ.
Thông thường, làm theo cách này thì từ 15-30 ngày, bạn sẽ có giấc ngủ ngon trọn vẹn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xoa bóp, bấm huyệt ở vùng đầu kết hợp với vùng cổ gáy, hai vai, lưng hoặc tay chân tùy trường hợp.
Liệu pháp tự xoa bóp bấm huyệt
4.3. Thuốc điều trị mất ngủ hậu Covid-19
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các loại thuốc điều trị chứng mất ngủ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà mỗi loại thuốc, thực phẩm chức năng sẽ phát huy công dụng của mình.
- Melatonin: Là hormone của giấc ngủ nên thuốc thường được kê cho bệnh nhân có đi kèm các chứng rối loạn nhịp sinh học. Thuốc phù hợp với người bệnh có thói quen ngủ quá trễ và cần điều chỉnh thời gian đi ngủ sớm hơn.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ít xuất hiện như đau đầu, khó chịu ở dạ dày…
- Thuốc kháng histamin: Là loại thuốc chống dị ứng nhưng có tác dụng phụ gây ngủ. Thuốc phù hợp với các bệnh nhân mất ngủ kèm ngứa, viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị khô miệng, chóng mặt… nếu dùng lâu dài.
- Thuốc ngủ thảo dược: Các thực phẩm chức năng này đang được người dân yêu chuộng bởi tác dụng tốt đến giấc ngủ, giúp bồi bổ sức khỏe và ít gây ra tác dụng phụ. Các thành phần thường có trong các TPCN này là lạc tiên, khổ qua, tâm sen, bình vôi…
Hiện nay, TÂM AN KHANG được xem là bài thuốc tốt điều trị hiệu quả chứng mất ngủ lâu dài, điều hòa giấc ngủ, đem đến cho KH giấc ngủ ngon và sâu. Bên cạnh hai thành phần lạc tiên và khổ qua giúp cải thiện giấc ngủ rõ rệt đã được kiểm chứng thì đông trùng hạ thảo có trong thành phần thuốc cũng là một dược liệu quý hiếm. Bản thân ĐTHT có các chất dinh dưỡng, acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng, giúp tái tạo tế bào, bồi bổ sức khỏe, giúp người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh sau đợt điều trị Covid kéo dài.
Giấc ngủ là điều tuyệt vời nhất
5. Lưu ý khi dùng thuốc
- Phải điều trị mất ngủ song song với điều trị triệu chứng hậu covid khác.
- Không được tự ý dùng thuốc vì thuốc có tác dụng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Dùng sai có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng.
- Không nên tự ý mua các thuốc an thần mạnh để trị mất ngủ, gây hiện tượng “lờn thuốc”, “nghiện thuốc” nếu không sử dụng đúng cách.
TÂM AN KHANG hiểu rằng việc bị rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của chúng ta. Vậy nên, chúng tôi đã liệt kê đầy đủ các phương pháp điều trị bệnh mà quý độc giả có thể áp dụng để đảm bảo giấc ngủ dài lâu, khỏe mạnh cho mình nhé!