Bệnh ngủ không sâu giấc – Tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng

Ngủ không sâu giấc là tình trạng giấc ngủ mơ màng, chập chờn và dễ tỉnh giấc. Điều này dẫn đến một số rối loạn trọng hệ thống thần kinh khiến con người thường hay mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và dễ nhiễm bệnh. 

Những triệu chứng ngủ không sâu giấc

  • Mệt mỏi, uể oải, mất khả năng thức dậy vào buổi sáng. Điều này có thể ảnh hưởng đến vỏ não và gây ra tình trạng trí nhớ ngắn hạn, quên trước quên sau.
  • Cần một giấc ngủ trưa hoặc ngủ giữa buổi để giữ sự tỉnh táo. Nếu không được ngủ giữa giấc thậm chí bạn có thể không mở nổi mắt và rất đau đầu.
  • Khó thức dậy sau giấc ngủ trưa, luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi.
  • Suy giảm ham muốn tình dục. Ngủ không sâu giấc khiến cơ bắp mệt mỏi và cơ thể không thể tạo ra các hormone ham muốn mạnh mẽ.
  • Tăng cân. Rối loạn giấc ngủ làm nồng độ hormone Leptin (hormone tín hiệu no) giảm xuống. Điều này khiến bạn luôn cảm thấy đói và ăn liên tục dẫn đến tăng cân.
  • Thèm đồ ăn vặt, thức ăn ngọt, có đường và chất béo.
  • Dễ nổi giận, cáu gắt, không làm chủ được cảm xúc.

Nguyên nhân dẫn đến việc ngủ không sâu giấc

Ngủ chập chờn không sâu giấc, khó ngủ có thể liên quan đến một số nguyên nhân bao gồm:

Tập thể dục vào ban đêm:

Điều này làm tăng nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và khiến các cơ bắp hưng phấn. Ngoài ra, luyện tập thể dục kích thích toàn bộ hệ thống thần kinh và dẫn đến khó ngủ.

Uống rượu trước khi đi ngủ:

Mặc dù uống một ly rượu vang mỗi ngày có thể hỗ trợ tim mạch và chống lại một số bệnh lý. Tuy nhiên uống rượu trước khi đi ngủ có thể làm suy giảm chất lượng của giấc ngủ.

Nhiệt độ không thích hợp:

Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng nhiều độ trong phòng ngủ nên duy trì khoảng 18 – 22 độ C. Một căn phòng quá nóng sẽ gây bức rức, khó chịu và dẫn đến khó ngủ. Ngược lại, một căn phòng quá lạnh sẽ làm bạn dễ thức giấc.

Căng thẳng, lo lắng, stress:

Các hoạt động trong cuộc sống thường có thể làm gây rối loạn hệ thống thần kinh và gây ra tình trạng mất ngủ.

Sử dụng thực phẩm chứa Caffeine:

Mức độ tiêu thụ caffeine phổ biến ở người khỏe mạnh là 400 mg mỗi ngày và trước 3 giờ chiều. Do đó, nếu sử dụng caffeine sau thời gian này, có thể làm rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu vào ban đêm.

Phòng ngủ quá sáng:

Đèn ngủ, đèn tivi, ánh sáng điện thoại có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Đối với một số người, thậm chí đèn đồng hồ báo thức cũng dẫn đến tình trạng ngủ không sâu giấc.

Ăn tối muộn:

Bữa tối nên diễn ra trước khi đi ngủ tối thiểu 2 – 3 giờ. Do đó, ăn trước khi ngủ có thể gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa và gây khó ngủ.

Ngủ ngày quá nhiều:

Điều này có thể phá vỡ nhịp sinh học và gây rối loạn giấc ngủ vào buổi tối.

Giải pháp giúp ngủ sâu hơn không cần dùng thuốc

Ngủ không sâu giấc hay giật mình mình làm gây ra cảm giác mệt mỏi, tăng khả năng nhiễm bệnh và làm cơ thể lão hóa nhanh hơn. Do đó, ngủ sâu và đủ là một cách cải thiện chất lượng cuộc sống hiệu quả. Tham khảo một số biện pháp có thể mang lại giấc ngủ sâu như:

1. Làm tối phòng ngủ

Não sẽ giải phóng Hormone Melatonin khi trời tối và giúp bạn đi ngủ. Hormone Melatonin không đưa bạn vào giấc ngủ những hormone này hoạt động dựa vào các nhịp sinh học để điều chỉnh thời gian thức và ngủ của một người.

Khi ánh sáng mờ dần, nồng độ Melatonin tăng lên khiến não bộ phát ra tín hiệu buồn ngủ và giúp cơ thể biết rằng đã đến giờ đi ngủ. Do đó, giữ cho phòng ngủ tránh khỏi ánh sáng dư thừa, ánh sáng điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị khác có thể ức chế sản xuất Melatonin.

Nếu phòng ngủ của bạn quá sáng hoặc nhận được ánh sáng từ bên ngoài như đèn đường hoặc nhà hàng xóm, hãy cân nhắc lắp rèm cửa. Ngoài ra, tránh sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.

2. Cải thiện môi trường ngủ

Phòng ngủ là nơi để thư giãn hoàn toàn và thoát khỏi căng thẳng hàng ngày. Do đó, chỉ sử dụng phòng ngủ với mục đích để ngủ và tình dục. Không làm việc, giải trí, xem TV trong phòng ngủ cũng như không lắp các thiết bị điện tử không cần thiết vào phòng ngủ.

Cải thiện chất lượng phòng ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ

3. Không sử dụng Caffein

Caffein có thể thúc đẩy hệ thống thần kinh, giúp tinh thần tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, việc lạm dùng caffeine có thể làm bạn khó ngủ, ngủ không sâu hoặc thậm chí là không ngủ được.

Không sử dụng cà phê hoặc các sản phẩm chứa caffeine sau 3 giờ chiều. Điều này có thể giúp hệ thống thần kinh thư giãn và giúp giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm.

4. Giảm căng thẳng

Bạn có thể giảm căng thẳng một cách cực kỳ đơn giản đó là tập ngồi thiền 10 phút mỗi ngày hoặc vận động các môn thể thao như Yoga, chạy bộ, Gym … để cơ thể được giải phóng những năng lượng tiêu cực, khỏe mạnh và tăng cường giấc ngủ sâu giấc.

Đây là cách giúp cải thiện giấc ngủ sâu một cách đáng kể và không tốn quá nhiều thời gian.

Giấc ngủ sâu là giai đoạn quan trọng nhất trong chu kỳ giấc ngủ. Đây là giai đoạn mà cơ thể nghỉ ngơi nhiều nhất và là giai đoạn cần thiết để phục hồi các chức năng của cơ thể. Vì thế, bạn phải luôn chăm sóc giấc ngủ của mình, để cải thiện chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon