Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị đúng bạn nên biết

Thực tế có đến 75% người Mỹ trong độ tuổi từ 20 – 50 thường xuyên khó ngủ. Trong 1 khảo sát tình trạng mất ngủ tại Tp. HCM năm 2005 cho thấy: tỷ lệ mất ngủ cũng tương đương với số liệu của Y văn trên thế giới.

Dưới đây là một số dự liệu thống:

  • 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng mất ngủ
  • 15% bị trạng thái buồn ngủ, ngủ gật ban ngày
  • 30% mất ngủ liên quan với bệnh tâm thần

Đọc thêm: Bác sĩ Chuyên khoa II chia sẻ về Bệnh Mất Ngủ

Nữ mất ngủ nhiều hơn nam: 31% – 38 % ở người 18 – 64 tuổi và 45 % người từ 65 – 79 tuổi.

Thiếu hụt estrogen là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ
Thiếu hụt estrogen là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ

1. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ đa phần là do các bệnh nền sau:

  1. Dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  2. Tiểu đêm thường xuyên, có thể do mất cân bằng nội tiết tố hay các bệnh về đường tiết niệu khác.
  3. Đau mãn tính: viêm khớp, hội chứng mệt mỏi mãn tính, đau xơ cơ, viêm ruột, đau đầu dai dẳng, đau thắt lưng liên tục. Và ngược lại, rối loạn giấc ngủ làm đau mãn tính nặng hơn.
  4. Căng thẳng và lo lắng
  5. Ác mộng, nói chuyện trong khi ngủ hoặc mộng du.

Triệu chứng mất ngủ

Tùy vào mức độ nặng và loại của rối loạn giấc ngủ mà sẽ có 1 hay nhiều triệu chứng:

  • Khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ ban ngày
  • Dễ cáu gắt hay bồn chồn
  • Thiếu tập trung
  • Trầm cảm

Các loại rối loạn giấc ngủ

1. Chứng mất ngủ

Mất ngủ là không thể đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Có thể do mệt mỏi sau một chuyến bay dài, do căng thẳng và lo lắng, do nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa. Hoặc cũng có thể là một triệu chứng của một bệnh khác.

Mất ngủ có thể dẫn đến trầm cảm, khó tập trung, dễ cáu gắt, tăng cân, giảm hiệu suất làm việc và học tập. Thật không may, có rất nhiều người bị mất ngủ nhất là ở người lớn tuổi và phụ nữ.

Người già có tỷ lệ bị rối loạn giấc ngủ cao
Người già có tỷ lệ bị rối loạn giấc ngủ cao

Mất ngủ thường được phân làm ba loại:

  • Mất ngủ mãn tính: Xảy ra thường xuyên và kéo dài ít nhất một tháng. Hay gặp ở những trường hợp bị rối loạn nhân cách, nghiện ngập.
  • Mất ngủ từng đợt: xảy ra từng thời điểm, mỗi thời điểm kéo dài 1-2 tuần.
  • Mất ngủ tạm thời: xuất hiện vài đêm trong tuần, ở những người bình thường, chiếm từ 30 đến 40% dân số.

2. Chứng ngưng thở khi ngủ

Là một tình trạng nội khoa nghiêm trọng khiến cơ thể nhận được ít oxy. Thường gây thức giấc về đêm và ngủ ngày nhiều.

3. Những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ (Parasomnia)

Là một nhóm các rối loạn giấc ngủ gây ra các cử động và hành vi bất thường trong khi ngủ. Bao gồm: mộng du, nói mớ, rên rỉ, ác mộng, đái dầm, nghiến răng.

Mộng du là một trong những biểu hiện hành vi của chúng rối loạn giấc ngủ
Mộng du là một trong những biểu hiện hành vi của chúng rối loạn giấc ngủ

4. Hội chứng chân không yên (RLS)

Là hiện tượng cử động chân liên tục kèm với cảm giác ngứa ran ở chân thường xảy ra về đêm. RLS liên quan đến một số bệnh, bao gồm cả bệnh ADHD và Parkinson. Nguyên nhân chính xác chưa được biết đến.

5. Chứng ngủ rũ

Biểu hiện là các cơn buồn ngủ ập đến vào ban ngày không báo trước. Rối loạn này cũng có thể gây liệt trong giấc ngủ: không thể cử động tay chân ngay sau khi thức dậy. Chứng ngủ rũ có thể tự phát, nhưng cũng có thể liên quan đến một số rối loạn thần kinh, như bệnh đa xơ cứng.

Chứng ngủ rũ là các cơn buồn ngủ ập đến không báo trước
Chứng ngủ rũ là các cơn buồn ngủ ập đến không báo trước

Chẩn đoán

Đầu tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát và thu thập thông tin về các triệu chứng và tiền sử nội khoa của bạn. Tùy trường hợp mà bạn được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác nhau như sau:

  • Đo đa ký giấc ngủ: đánh giá nồng độ oxy, chuyển động cơ thể và sóng não để xác định nguyên nhân.
  • Điện não đồ: đánh giá hoạt động điện trong não và phát hiện bất kỳ vấn đề tiềm ẩn có liên quan.
  • Xét nghiệm gen: thường dùng để chẩn đoán chứng ngủ rũ và các bệnh tiềm ẩn khác.

Những xét nghiệm này rất quan trọng trong việc xác định đúng liệu trình điều trị rối loạn giấc ngủ.

Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ

Nếu rối loạn giấc ngủ là triệu chứng của một bệnh nội khoa hoặc do rối loạn tâm thần thì sau điều trị nguyên nhân sẽ hết. Khi rối loạn giấc ngủ không có nguyên nhân nào khác, việc điều trị thường khó khăn hơn, bao gồm kết hợp các phương pháp điều trị nội khoa và thay đổi lối sống.

Điều trị nội khoa:

  • Thuốc ngủ
  • Bổ sung melatonin
  • Điều trị các bệnh nền:
    • Thiết bị trợ thở hoặc phẫu thuật cho tình trạng ngưng thở khi ngủ
    • Máng chống nghiến răng.

Đọc thêm: Top 10 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

Điều trị gián tiếp qua việc thay đổi lối sống:

  • Ăn nhiều rau và cá, giảm ăn ngọt.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Uống ít nước trước khi đi ngủ
  • Hạn chế lượng caffeine, đặc biệt là vào cuối buổi chiều hoặc tối.
  • Giảm thuốc lá và rượu.
  • Ăn nhẹ và ít carbohydrate trước khi đi ngủ
  • Ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định trong ngày có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ.
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện giấc ngủ
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện giấc ngủ

Tóm lại: rối loạn giấc ngủ phải được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

Bởi vì rối loạn giấc ngủ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: giảm hiệu suất làm việc, gây căng thẳng trong các mối quan hệ, giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và có thể dẫn đến trầm cảm.

Nguồn: Từ National Sleep Foundation

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon