7 cách tránh mất ngủ trong giai đoạn giãn cách xã hội phòng ngừa COVID – 19

Giai đoạn cách ly xã hội phòng COVID-19, nếu bạn đang cảm thấy mất ngủ, khó ngủ, mệt mỏi vì nếp sống sinh hoạt thay đổi, hãy tham khảo sau các bí kíp sau đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe bản thân. 

Giấc ngủ quan trọng như thế nào?

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, căng thẳng khiến cơ thể rơi vào trạng thái rối loạn, khiến bạn khó ngủ sau khi thức dậy vào ban đêm. Chế độ ăn uống và tập thể dục là điều cốt yếu của sức khỏe, nhưng giấc ngủ lại là điểm mấu chốt giúp cải thiện chức năng tinh thần, nhận thức, tâm trạng, điều chỉnh tâm trạng, trí nhớ và tăng khả năng miễn dịch.

Việc không ngủ đủ giấc khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi tiếp xúc với virus và làm chậm quá trình phục hồi cơ thể. Trong khi ngủ, cơ thể sẽ giải phóng các protein gọi là cytokine, giúp cơ thể tự bảo vệ chống lại nhiễm trùng, viêm và căng thẳng. Giấc ngủ cũng là khi cơ thể tạo ra các tế bào T (các tế bào bạch cầu điều chỉnh phản ứng miễn dịch).

Một giấc ngủ ngon có thể giúp bạn đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh

Biện pháp giúp tránh mất ngủ trong mùa COVID-19

Một số cách có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ, tránh lo lắng, căng thẳng:

1. Tiếp xúc với phương tiện truyền thông một cách khoa học

Các kênh truyền thông giúp bạn tiếp cận nhanh với thông tin, nhưng tiếp cận quá nhiều lại có thể gây nên lo lắng. Nhờ các kênh truyền thông, chúng ta nhận thức được một trong những biện pháp phòng ngừa COVID-19 hữu hiệu là rửa tay và giãn cách xã hội. Tuy nhiên nếu 24 giờ chỉ nghe những thông tin tương tự như thế này sẽ chỉ làm tăng sự lo lắng và khiến bạn khó thực hiện những công việc hàng ngày hơn. Các chuyên gia khuyên chỉ nên đọc hoặc xem tin tức một lần mỗi ngày – lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều trong 30 phút hoặc ít hơn. Hãy loại bỏ các thông tin sai lệch, tiêu cực khiến bạn lo lắng, căng thẳng và khó ngủ.

2. Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy

Do cách ly xã hội phòng COVID-19, bạn và con có thể phải làm việc, học tập tại nhà. Điều này khiến thói quen sinh hoạt của gia đình thay đổi. Tuy vậy, bạn vẫn có thể kiểm soát được cân bằng cuộc sống bằng việc duy trì các thói quen ăn ngủ và tập thể dục giống như trước giai đoạn cách ly. Cảm giác bình thường đó có thể giúp bớt căng thẳng và lo lắng.

3. Tiếp xúc ánh sáng tự nhiên

Điều này khó khăn hơn bình thường khi bạn chỉ ở nhà. Hãy cố gắng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể. Đây là thứ sẽ giúp bạn cảm thấy cần ngủ vào ban đêm, thức dậy vào buổi sáng và tỉnh táo trong cả ngày. Theo một nghiên cứu, ánh sáng tự nhiên ban ngày ở cường độ cao giúp mọi người ngủ sớm, sâu và dễ đi vào giấc ngủ với một chất lượng cao hơn.

4. Vận động nhiều hơn

Theo Mayo Clinic, tập thể dục giúp chống lại căng thẳng và cũng có thể cải thiện giấc ngủ. Nếu quá ít vận động, bạn sẽ không ngủ nhiều vào ban đêm. Chỉ cần tránh tập thể dục gần với giờ đi ngủ vì sự kích thích có thể khiến bạn khó ngủ.

Luyện tập một môn thể thao mà bạn yêu thích sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ

5. Thư giãn

Có thể đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc thiền trước khi ngủ.

6. Tắt các thiết bị thông minh

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là vào buổi tối, có thể làm chậm đồng hồ sinh học và gây khó ngủ. Lý tưởng nhất, thời gian giới hạn nên là 1 giờ trước khi đi ngủ. Vì vậy, nên tắt tivi, ipad, điện thoại, máy tính… trước khi đi ngủ 1 tiếng.

7. Chỉ sử dụng giường để ngủ

Có nghĩa là không nên sử dụng giường như một không gian để làm việc, xem TV hoặc thúc đẩy sự lo lắng. Nếu suy nghĩ về các yếu tố gây căng thẳng khi bạn nằm trên giường khi đang cố gắng ngủ, hãy ra khỏi giường. Hãy thật thư thái, không lo lắng, căng thẳng trước khi đi ngủ.

 

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon