Mất ngủ kéo dài có phải là một “căn bệnh” không?

Mất ngủ kéo dài là một loại rối loạn giấc ngủ, đặc trưng bởi tình trạng người bệnh trong một thời gian dài không ngủ được, khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ, các triệu chứng này kéo dài ít nhất 2-3 tháng. 

Theo Bác sĩ Phạm Thành Luân – Chuyên khoa Tâm Lý – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chia sẻ:

“Mất ngủ (insomnia) là một rối loạn giấc ngủ phổ biến. Người bị mất ngủ sẽ khó vào giấc, ngủ không sâu/khó duy trì giấc ngủ hoặc cả hai. Mất ngủ cấp tính là khó ngủ trong thời gian ngắn. Mất ngủ mãn tính là khi vấn đề giấc ngủ của bạn kéo dài trong 4 tuần hoặc lâu hơn.”

Người bị mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đặc biệt là sự phát triển của não bộ. Và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đột quỵ.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ

Căng thẳng kéo dài

Tình trạng căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây nên mất ngủ trầm trọng và suy nhược cơ thể. Đặc biệt trong xã hội hiện đại như ngày nay, những căng thẳng, stress trong cuộc sống, công việc nếu không được điều trị triệt để, về lâu dài sẽ dẫn đến mất ngủ.

Mất ngủ kéo dài khiến quá trình hưng phấn và ức chế bị rối loạn, kèm theo các triệu chứng lo âu, kích thích. Qúa trình này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn khiến tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn.

Diễn biến tâm lý phức tạp

Kiểm soát và kiềm chế cảm xúc tốt, song với đó hạn chế những cảm xúc tiêu cực sẽ mang lại giấc ngủ ngon và ngược lại. Hầu hết, những nguyên nhân mất ngủ tạm thời (ngắn ngày) dưới 2 tuần thường bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý và hành vi.

Khi bạn thường cảm thấy buồn bã, chán nản, thất vọng và lo lắng về mọi điều xung quanh. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu.

Gặp vấn đề về sức khỏe

Những vấn đề sức khỏe như bệnh viêm khớp, hen suyễn, đau mãn tính, ngưng thở khi ngủ và các bệnh về thần kinh, kể cả bệnh Parkinson sẽ làm bạn trở nên khó ngủ, trằn trọc và thức giấc giữa đêm.

Tác động từ môi trường bên ngoài

Các yếu tố môi trường: Tiếng ồn, ánh sáng hoặc nhiệt độ không thích hợp (quá nóng hoặc lạnh) gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Thói quen ngủ không lành mạnh

 

Thói quen là một trong những yếu tố dẫn rất dễ dẫn đến mất ngủ kéo dài, nhất là người thường xuyên làm việc, và tiếp xúc máy tính quá nhiều từ 12 giờ mỗi ngày. Hay không sắp xếp được thời gian biểu cụ thể, xáo trộn giờ giấc, thường dùng smartphone nhiều giờ liền trước khi đi ngủ và dùng café.

Điều này, về  lâu dài sẽ làm rối loạn giấc ngủ.

2. Biểu hiện của người thường xuyên bị mất ngủ kéo dài

Có 4 biểu hiện mất ngủ kéo dài chính thường xuyên xảy ra đó là:

Mất ngủ đầu giấc, nằm nhưng vẫn không đi sâu vào giấc ngủ. Chẳng hạn như lên giường ngủ từ 10 giờ đêm nhưng trằn trọc 12 giờ hoặc 2,3 giờ sáng mới ngủ được. Tình trạng này, gây cảm giác khó chịu, và ngủ không đủ giấc.

Khó vào giấc ngủ hoặc có thể ngủ được tới 2-3 giờ sáng thì thức giấc. Nhưng sau muốn ngủ lại thì lại phải mất từ 1-2 giờ thì mới có thể ngủ lại được.

Người mắc có thể ngủ lúc ban đầu được nhưng giấc ngủ sẽ không thể kéo dài, đến khoảng 1-2 giờ sáng lại bắt đầu tỉnh giấc và không ngủ được.

Trường hợp hiếm gặp nhất là mất ngủ hoàn toàn không ngủ được trong vòng 24 giờ. Những người bị thường hay cáu gắt và rất lo lắng cho giấc ngủ của mình. Nhưng càng lo lắng tìm mọi cách để ngủ thì họ lại càng khó ngủ.

3. Bệnh mất ngủ kéo dài nếu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng gì?

Độ tuổi rất dễ dàng mắc mất ngủ kéo dài thường là 30-45 tuổi, mà nguyên nhân chính yếu dẫn đến đa phần là do stress công việc, thói quen ăn uống, sinh hoạt…

Mất ngủ kéo dài nói riêng hay mất ngủ nói chung đều gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Hầu hết người lớn cần ngủ khoảng 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Ngủ đủ giấc là rất quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Thiếu ngủ có thể dẫn đến các hậu quả sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.

4. Một số ảnh hưởng của mất ngủ:

Suy giảm khả năng miễn dịch

Thiếu ngủ kéo dài có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch, do đó bạn có ít khả năng chống lại các vi sinh vật. Thiếu ngủ làm giảm hoạt động của các tế bào giết tự nhiên, và làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Thiếu ngủ có thể gây béo phì

Những người thiếu ngủ có sự giảm nồng độ leptin (chất làm bạn cảm thấy no) và tăng nồng độ ghrelin (hormon kích thích cơn đói). Do vậy bạn sẽ luôn cảm thấy thèm các đồ ăn mặn và ngọt.

Gây các rối loạn về tâm lý, tâm thần

Thiếu ngủ một đêm sẽ khiến bạn ủ rũ và cáu kỉnh vào ngày hôm sau, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi mất ngủ mãn tính có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm hay lo âu.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy những người thường ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp 3 lần. Dường như bỏ lỡ giấc ngủ sâu có thể dẫn đến bệnh tiểu đường túyp 2 bằng cách thay đổi cách cơ thể xử lý glucose và sử dụng năng lượng.

Giấc ngủ làm tăng ham muốn tình dục

Nam giới mắc chứng ngừng thở khi ngủ – một rối loạn trong đó khó thở dẫn tới giấc ngủ bị gián đoạn – cũng có xu hướng có mức testosterone thấp hơn và có thể làm giảm ham muốn tình dục.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thiếu ngủ kéo dài có liên quan đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tăng nồng độ các chất liên quan đến quá trình viêm – làm tăng gánh nặng cho tim của bạn. Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thêm 48%.

Ngoài ra:

  • Suy giảm trí nhớ, trí tuệ
  • Ảnh hưởng trước mắt:
  • Giảm sức tập trung
  • Giảm năng suất công việc
  • Stress

Mất ngủ kéo dài có thể để lại những hệ lụy nghiêm trọng, tuy nhiên bạn vẫn có khả năng để khắc phục. Khi nhận ra những triệu chứng mất ngủ như trên, và mỗi ngày trình trạng mất ngủ lại kéo dài hơn, không suy giảm. Thì bước đầu tiên, bạn nên xác định nguyên nhân cốt lõi do đâu, và tìm phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp như thay đổi thói quen sinh hoạt, tập thể dục, dùng bài thuốc dân gian, hay các thực phẩm hỗ trợ điều trị mất ngủ sẽ giúp bạn điều hòa lại giấc ngủ của mình. Song, nếu như bạn đã sử dụng hết các cách như trên nhưng tình trạng ngủ vẫn không giảm hoặc giảm ít, lúc này điều cần làm là bạn hãy gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được chuẩn đoán và tư vấn cụ thể hơn về triệu chứng này!

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon